Ngày nay các ứng dụng được viết bằng C rất phổ biến không những chỉ giới hạn trong kỹ thuật mà còn lan rộng ra mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tùy vào lĩnh vực, tùy vào trải nghiệm mà mỗi người sẽ có đánh giá khác nhau, sau đây là chia sẻ cá nhân dựa trên những trải nghiệm của tôi trong quá trình ứng dụng C vào các sản phẩm nhúng (Embedded).
Ưu điểm
1) Hiệu suất cao:
Hiệu suất của một ngôn ngữ được đánh giá dựa trên khả năng sử dụng bộ nhớ, C có thể chạy mượt mà trên những hệ thống giới hạn về dung lượng, lý do là vì ngay từ đầu C được thiết kế với mục đích thay thế ASM trong các hệ thống bộ nhớ cực hạn chế thập niên 1960.
Hiệu suất của một ngôn ngữ được đánh giá dựa trên khả năng sử dụng bộ nhớ, C có thể chạy mượt mà trên những hệ thống giới hạn về dung lượng, lý do là vì ngay từ đầu C được thiết kế với mục đích thay thế ASM trong các hệ thống bộ nhớ cực hạn chế thập niên 1960.
2) Tính linh hoạt:
- Qui mô chương trình: C có thể được dùng để viết các ứng dụng trên hệ thống vi điều khiển 8bit và cũng có thể sử dụng cho các ứng dụng trên hệ thống 64bit, hay các siêu máy tính tất cả những gì cần thiết là compiler phù hợp.
- Khả năng thực hiện thuật toán: Bản thân C hỗ trợ rất nhiều kiểu dữ liệu khác nhau và việc chuyển đổi giữa chúng khá dễ dàng, bên cạnh đó C còn cung cấp thư viện chuẩn với hàng trăm hàm chức năng, công cụ toán học ... Tất cả những điều đó tạo điều kiện tuyệt vời cho lập trình viên thỏa sức sáng tạo.
3) Cú pháp logic:
Điều khiến tôi yêu thích C là cú pháp rất sát với suy nghĩ logic, do đó việc viết code khá nhanh chóng và đơn giản, vấn đề chỉ là giải pháp và kiến trúc của lập trình viên mà thôi.
Nhược điểm
Không có gì là hoàn hảo và C cũng vậy. Tôi đã đọc một vài cuốn sách viết về C, trong đó người ta cố gắng để hệ thống một vài nhược điểm của nó nhưng tôi không liệt kê ra ở đây vì nó tương đối trừu tượng và khó hình dung, do đó trong từng Post theo chủ đề cụ thể tôi sẽ lưu ý và nêu cách tránh và khắc phục các nhược điểm đó.
No comments:
Post a Comment